Đăng lúc: 26/05/2022 11:13:50 AM
Việc đo lường cũng như đánh giá hiệu quả Marketing là điều cần thiết để doanh nghiệp biết rằng công ty đã sử dụng chiến dịch Marketing phù hợp hay chưa. Từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh, thay thế sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Dưới đây, B.Spirit đưa ra một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing thường được sử dụng trong doanh nghiệp.
1. Chỉ số lợi tức đầu tư (Return on investment - ROI)
ROI là công thức phổ biến nhất được sử dụng để tính toán hiệu quả và giá trị của một khoản đầu tư. Khi tính toán được chỉ số ROI, doanh nghiệp xác định được cách sử dụng nguồn vốn của mình, thay đổi mức độ phân chia cho các yếu tố nhằm tăng mức độ sử dụng vốn hiệu quả.
Từ việc xác định chỉ số ROI, doanh nghiệp dễ dàng dự đoán và đo lường hiệu quả chi phí vốn đầu tư cũng như việc so sánh chỉ số ROI qua từng chiến dịch nâng cao mức chính xác trong quá trình ước lượng ngân sách sử dụng cho các chiến dịch Marketing khác trong tương lai.
Công thức:
ROI = (Lợi nhuận ròng/ Chi phí đầu tư) x 100
2. Chỉ tiêu chi phí cho mỗi hành động (Cost per acquisition - CPA)
CPA là công thức giúp đo lường số tiền doanh nghiệp phải trả để có thể chuyển đổi một khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
CPA cho phép doanh nghiệp kiểm soát chi phí quảng cáo cho các mục tiêu marketing cụ thể với các hoạt động thuộc chiến dịch quảng cáo của mình. Việc thanh toán cho quảng cáo dựa trên các hoạt động hoàn thành, chỉ số CPA giúp theo dõi và kiểm soát cũng như tối đa hóa lợi tức đầu tư trên các kênh tiếp thị khác nhau.
Công thức:
CPA = Chi phí cho quảng cáo/Số lượng chuyển đổi
3. Chỉ tiêu chi phí cho khách hàng tiềm năng (Cost Per Lead - CPL)
CPL là một trong những chỉ số đánh KPIs cho một chiến dịch Marketing, doanh nghiệp trả tiền cho mỗi hành động đặc biệt mà khách hàng thực hiện nhằm mục đích có lợi cho doanh nghiệp.
CPL thể hiện chi phí bỏ ra cho 1 khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi chiến dịch Marketing mà thu về lượng lead khác nhau nên CPL chỉ thể hiện để thu được 1 lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp đã phải chi ra bao nhiêu tiền.
Công thức:
CPL = Chi phí quảng cáo/ Số lượng Leads
4. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate)
CRR là thức đo thể hiện số lượng khách hàng cũ quay lại mua hàng và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hay là tỷ lệ giữ chân khách hàng của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc giành được khách hàng mới tốn kém hơn giữ lại những khách hàng hiện tại. Vì thế, việc xác định mức độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp giúp nâng cao chiến lược kinh doanh cũng như tiếp tục phát triển điểm mạnh và điều chỉnh những bất cập trong sản phẩm, dịch vụ.
Công thức:
CRR = [Số khách hàng tính đến cuối giai đoạn/(Số khách hàng mới trong giai đoạn - Số khách hàng ở đầu giai đoạn)] x 100%
5. Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (Return on advertising Spend - ROAS)
ROAS là lợi nhuận thu về dựa trên chi phí quảng cáo hay được gọi là tỷ lệ hoàn vốn chi tiêu quảng cáo.
Đây là công cụ dùng để đo lường lợi nhuận tại ra từ hoạt động quảng cáo, được sử dụng để đánh giá hiệu suất của các chiến dịch marketing. Trong khi ROI cung cấp cái nhìn tổng thể cho doanh nghiệp thì ROAS giúp đánh giá các hoạt động một cách chi tiết theo từng mạng lưới marketing được triển khai.
Công thức:
ROAS = Doanh thu quảng cáo/Chi phí của nguồn quảng cáo
6. Chỉ tiêu giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV)
CLV là tổng lợi nhuận thu được của khách hàng trong thời gian họ mua hoặc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp được dùng làm chỉ số đánh giá mức độ quay trở lại doanh nghiệp của khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp xác định khách hàng nào đáng đầu tư và khai thác.
Những khách hàng có giá trị vòng đời cao được đánh giá là những khách hàng trung thành, doanh nghiệp thường ưu tiên nhóm khách hàng này bởi họ đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài cũng như bền vững cho doanh nghiệp.
Công thức:
CLV = (Số giao dịch trung bình hàng tháng x Giá trị trung bình của các đơn hàng) x Tỷ suất lợi nhuận trung bình x Tuổi thọ trung bình của khách hàng
Trên đây là những chỉ tiêu được thường đánh giá kết quả của hoạt động marketing tại doanh nghiệp mà B.Spirit thu thập được. Hy vọng bài viết giúp ích được trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động marketing của Quý Công ty.
------------------✬------------------
B.SPIRIT VIỆT NAM | WE DO COMMUNICATE
A: 155 Âu Cơ, P.Tứ Liên, Q.Tây Hồ, Hà Nội
Website: https://bspirit.vn/
Hotline: 024.38264410 – 0989 503 105 – 086 8235471 - 0862 934 870 - 024 39348854
Tin đăng khác
Vào các dịp đặc biệt trong năm, doanh nghiệp thường có xu hướng lựa chọn các sản phẩm quà tặng phù hợp với từng thời điểm, trong đó, lịch là một ấn phẩm có ý nghĩa trong mỗi dịp đầu năm. Không chỉ mang giá trị vật chất mà nó còn thay cho lời chúc năm mới tốt đẹp dành cho người nhận.
Đăng lúc : 09:23:59 AM, 30/06/2022
Một slogan được đánh giá tốt khi nó góp phần đưa thương hiệu doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng với những giá trị ngôn ngữ độc đáo của nó.
Đăng lúc : 17:29:05 PM, 16/06/2022
Ra mắt sản phẩm đóng góp một phần quan trọng trong sự thành công của hoạt động kinh doanh sản phẩm sau khi nghiên cứu và lập kế hoạch chuyên sâu cùng chiến lược bán hàng hoàn chỉnh. Trong bài viết dưới đây, B.Spirit sẽ giới thiệu một số chiến lược mà doanh nghiệp nên áp dụng khi tung một sản phẩm mới ra thị trường.
Đăng lúc : 12:20:26 PM, 13/06/2022
Hầu hết các công ty đều cần tái định vị thương hiệu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tái định vị giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và tạo cho mình một vị thế mới có tầm ảnh hưởng sâu rộng thông qua đánh giá khách quan của khách hàng.
Đăng lúc : 09:56:47 AM, 01/06/2022